1. ISO là gì
ISO (International Organization for Standardization) là một tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế được thành lập ngày 23 tháng 2 năm 1947. Đây là cơ quan thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế, đưa ra các tiêu chuẩn thương mại và công nghiệp được áp dụng trên toàn thế giới.
Hiện nay, có hơn 160 nước là thành viên ISO. Trụ sở chính của ISO hiện đang đặt tại Geneva, Thụy Sĩ. Việt Nam là nước thứ 77 tham gia vào hệ thống tiêu chuẩn ISO. Các tiêu chuẩn ISO được chuyển thành tiếng Việt ban hành với tên gọi Tiêu Chuẩn Việt Nam (viết tắt là TCVN).
Với nhiệm vụ chính là thúc đẩy sự phát triển về vấn đề tiêu chuẩn hoá nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ quốc tế. Với ích lợi và tính hiệu quả của việc áp dụng ISO, ngày nay người ta mở rộng phạm vi áp dụng cho mọi tổ chức không phân biệt loại hình, quy mô và sản phẩm vào cả lĩnh vực quản lý hành chính, sự nghiệp.
Tính đến nay, ISO ban hành khoảng 20.000 tiêu chuẩn chất lượng bao gồm tất cả mọi thứ từ sản phẩm sản xuất, công nghệ, dịch vụ đến nông nghiệp, môi trường, thực phẩm…. Các tiêu chuẩn ISO được áp dụng trên toàn thế giới với các tiêu chuẩn về thương mại và công nghiệp.
2. Thế nào là tiêu chuẩn ISO
Tiêu chuẩn ISO là các quy tắc được chuẩn hóa quốc tế để giúp cho các tổ chức hoạt động phát triển bền vững, tạo ra các năng lực nâng cao giá trị của doanh nghiệp tổ chức trong mọi lĩnh vực thuộc sản xuất, thương mại, dịch vụ. Khi áp dụng các tiêu chuẩn ISO, chất lượng sản phảm được làm ra đáp ứng được yêu cầu chất lượng của người dùng.
Tóm lại:
Tiêu chuẩn ISO được coi như là 1 chuẩn mực của thế giới mà doanh nghiệp cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn trong đó nếu muốn đạt được chứng nhận ISO.
Tùy vào nghành nghề, lĩnh vực mà có các bộ tiêu chuẩn ISO đặc thù riêng. Tiêu chuẩn ISO khi triển khai trong doanh nghiệp, tổ chức sẽ bao gồm tất cả các khâu sản xuất cũng như tổ chức nhân sự.
Để cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ, thương mại trong nước cũng như quốc tế. ISO với các tiêu chuẩn hóa thống nhất quốc tế giúp cho quá trình trao đổi này thuận lợi hơn. Đồng thời khi doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn ISO thì giá trị của doanh nghiệp trước cộng đồng quốc tế cũng tăng cao. Do vậy nhiệm vụ của ISO chính là thúc đẩy và hoàn thiện doanh nghiệp, tạo các tiềm lực mở rộng.
ISO đưa ra các tiêu chuẩn chung về quản lý công nghiệp và thương mại trên toàn cầu. Hiện tại, ISO có rất nhiều bộ tiêu chuẩn khác nhau, trong đó có 7 bộ tiêu chuẩn phổ biến nhất.
3. Tiêu chuẩn ISO và ứng dụng
Tiêu chuẩn ISO xuất hiện và được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực, tuy nhiên thì có một vài tiêu chuẩn ISO phổ biến hơn cả, có thể kể đến như:
3.1. Tiêu chuẩn ISO 9000
Tiêu chuẩn ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng trong môi trường sản xuất. ISO 9000 được công bố từ rất sớm (1987), bao gồm 7 nguyên tắc cơ bản mà các doanh nghiệp luôn muốn đạt được.
3.2. Tiêu chuẩn ISO 9001
ISO 9001 là tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng được áp dụng cho tất cả các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở hoạt động ở tất cả các lĩnh vực từ đơn vị sản xuất, kinh doanh dịch vụ cho tới hành chính công… Phiên bản mới nhất ISO 9001:2015 được ban hành 24/09/2015.
3.3. Tiêu chuẩn ISO 14001
ISO 14001 là tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường giúp các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực của hoạt động kinh doanh, sản xuất của mình tới môi trường. Phiên bản mới nhất ISO 14001:2015 được cập nhật 15/09/2015.
3.4. Tiêu chuẩn ISO 22000
ISO 22000 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và các yêu cầu đối với tổ chức trong chuỗi thực phẩm. ISO 22000:2018 là phiên bản mới nhất do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO xây dựng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
3.5. Tiêu chuẩn HACCP
HACCP là những nguyên tắc được dùng trong việc tạo dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn HACCP được áp dụng trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm ở nhiều nước trên thế giới.
3.6. Tiêu chuẩn OHSAS 18001
OHSAS 18001 là một tiêu chuẩn quốc tế đề cập đến những yêu cầu liên quan đến các hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn. OHSAS 18001 giúp cho tổ chức doanh nghiệp có thể kiểm soát và lường trước được các mối nguy có thể xảy ra từ các hoạt động vận hành thông thường và trong những tình huống đặc biệt và để cải tiến các hoạt động đó.
3.7. Tiêu chuẩn ISO 45001
Tiêu chuẩn ISO 45001 là bộ tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Tuân theo bộ tiêu chuẩn này, những rủi ro về tai nạn nghề nghiệp của công nhân viên sẽ được giảm thiểu nhờ một quy trình quản lý nghiêm ngặt và chặt chẽ.
ISO 45001:2018 là bộ tiêu chuẩn được ban hành vào ngày 12 tháng 3 năm 2018, và là tiêu chuẩn quốc tế mới về quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp, thay thế cho OHSAS 18001.
Theo đó, các tổ chức hiện được chứng nhận theo OHSAS 18001 đến ngày 12 tháng 3 năm 2021 sẽ được chuyển sang ISO 45001.
3.8. Tiêu chuẩn ISO 13485
ISO 13485 là tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng áp dụng tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trang thiết bị dụng cụ y tế. ISO 13485:2016 là phiên bản mới nhất.
3.9. Tiêu chuẩn ISO 20000
Tiêu chuẩn ISO 20000 là tiêu chuẩn dùng để đánh giá các hoạt động quản lý dịch vụ SMS - dịch vụ nhắn tin viễn thông. Khi tuân theo tiêu chuẩn ISO 20000, các bên dịch vụ SMS sẽ được cung cấp các kế hoạch, triển khai, vận hành quy trình, kiểm tra và theo dõi quy trình đó, giúp cho hoạt động kinh doanh được tốt hơn.
3.10. Tiêu chuẩn ISO 26000
Tiêu chuẩn ISO 26000 là tiêu chuẩn về Phần mềm quản lý bán hàng dành cho các shop kinh doanh có quy mô vừa và nhỏ.
3.11. Tiêu chuẩn ISO/IEC 27000
Tiêu chuẩn ISO/IEC 27000 là tiêu chuẩn về vấn đề Giữ an toàn thông tin tài sản, bao gồm thông tin nhân viên và đối tác, thông tin tài chính, sở hữu trí tuệ,...
3.12. Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025
Đây là tiêu chuẩn dùng để đảm bảo năng lực của các phòng thí nghiệm. Tiêu chí đánh giá bao gồm năng lực kỹ thuật, hệ thống chất lượng và giá trị của những kết quả thí nghiệm của một phòng thí nghiệm.
4. Những tiêu chuẩn ISO nào cần thiết đối với doanh nghiệp sản xuất ô tô
Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế công bố một số tiêu chuẩn nhất định giúp triển khai các hệ thống quản lý được hệ thống hóa để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cũng như cho phép tuân thủ các quy định pháp luật liên quan.
Có nhiều tiêu chuẩn khác nhau được áp dụng cho các daonh nghiệp sản xuất ô tô. Chúng bao gồm các tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 14001, IATF 16949, ISO 45001, ISO 50001, ISO 27001.
4.1. Tiêu chuẩn ISO 9001
ISO 9001 là một tiêu chuẩn được quốc tế công nhận, cung cấp khuôn khổ để triển khai Hệ thống quản lý chất lượng (QMS) trong một tổ chức. Do đó, ISO 9001 đảm bảo rằng chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp đáp ứng mong đợi của khách hàng.
4.2. Tiêu chuẩn ISO 14001
ISO 14001 là tiêu chuẩn được công nhận trên toàn cầu nhằm cung cấp khuôn khổ để triển khai Hệ thống quản lý môi trường (EMS) trong tổ chức. Tiêu chuẩn này giúp bạn chứng minh mức độ cam kết của bạn đối với việc giảm tác động môi trường.
4.3. Tiêu chuẩn ISO 45001
ISO 45001 là một tiêu chuẩn bắt buộc toàn cầu được thiết kế đặc biệt để cung cấp khuôn khổ cho việc triển khai các hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OHSMS). Chứng nhận ISO 45001 giúp doanh nghiệp sản xuất ô tô thể hiện cam kết của mình đối với sự an toàn và phúc lợi của nhân viên, khách hàng và nhà thầu bằng cách ngăn ngừa hoặc giảm thiểu thương tích, bệnh tật hoặc thậm chí tử vong liên quan đến nghề nghiệp.
4.4. Tiêu chuẩn ISO 27001
Việc đạt được chứng chỉ ISO 27001 cho Hệ thống quản lý an toàn thông tin (ISMS) sẽ giúp doanh nghiệp sản xuất ô tô chứng minh khả năng xử lý dữ liệu và thông tin có giá trị của công ty. Chứng nhận ISO này cho ngành công nghiệp ô tô cũng hỗ trợ quản lý các cuộc tấn công mạng và các mối đe dọa dữ liệu.
4.5. Tiêu chuẩn ISO 50001
ISO 50001 là tiêu chuẩn được quốc tế công nhận giúp thiết lập và duy trì hệ thống quản lý năng lượng (ENMS) trong tổ chức của bạn. Tiêu chuẩn này hướng tới việc hạn chế lượng khí thải carbon của bạn và tiết kiệm năng lượng sử dụng.
Tham khảo